Khoa Kinh tế

A. GIỚI THIỆU

Khoa Kinh tế có nhiệm vụ:

1. Quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa theo phân công của Giám đốc. Cụ thể:

a) Quản lý giảng viên thuộc khoa

- Lập kế hoạch giảng dạy cho giảng viên theo học kỳ, năm học;

- Quản lý giảng viên về chuyên môn; quản lý hồ sơ, sổ sách giảng viên;

- Tổ chức dự giờ, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên;

- Họp hàng tháng nhằm đánh giá hoạt động của khoa (giảng dạy, chấm công, bình xét ABC, tình hình lớp học, hoạt động khác...), nêu các kiến nghị, đề xuất (nếu có), biên bản họp nộp về Văn phòng Phân hiệu.

b) Quản lý giảng viên thỉnh giảng

- Mời giảng viên thỉnh giảng, kiểm tra các yêu cầu đối với giảng viên thỉnh giảng (bằng chuyên môn, chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ kỹ năng nghề, lý lịch khoa học có xác nhận của cơ quan đang công tác và các thông tin yêu cầu trong hợp đồng thỉnh giảng) trước khi đề nghị với Giám đốc (thông qua phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên);

- Phổ biến các vấn đề liên quan đến công tác giảng dạy và quản lý đào tạo như quy chế, quy định, đề cương chi tiết môn học, giáo trình, tài liệu, cách đánh giá kết quả học tập... trước khi giảng viên ký hợp đồng thỉnh giảng;

- Kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng;

- Phối hợp phòng Tài chính, Kế toán thanh toán tiền giảng dạy cho giảng viên.

c) Quản lý người học

- Tiếp nhận học sinh, sinh viên được xét tuyển vào khoa và đề xuất số lớp học trên cơ sở cân đối khả năng giảng dạy của khoa;

- Cung cấp danh sách học sinh, sinh viên theo lớp/nhóm cho giảng viên;

- Đề xuất giảng viên chủ nhiệm, theo dõi công tác giảng viên chủ nhiệm các lớp thuộc khoa;

- Tiếp nhận, tổng hợp hồ sơ liên quan đến công tác đánh giá kết quả học tập, rèn luyện học sinh, sinh viên nộp về phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên đúng thời gian quy định;

- Tiếp nhận, phản hồi thông tin từ ban cán sự lớp về các phòng chức năng có liên quan;

- Đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, sinh viên.

2. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của Phân hiệu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bao gồm:

a) Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa quản lý hoặc do Giám đốc giao;

b) Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, tín chỉ liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô-đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo;

c) Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của Phân hiệu; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định;

d) Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

đ) Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhcầu sử dụng của thị trường lao động;

e) Nộp đề thi, đáp án của môn học, mô đun, môn thi tốt nghiệp về phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên theo quy định;

g) Nhận, rọc phách và bàn giao bài thi cho giảng viên chấm, quản lý bài thi, lưu trữ bài thi kết thúc môn học, mô đun;

h) Nhận bảng điểm từ giảng viên (bản giấy và bản file), lưu tại khoa và nộp về phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên đúng thời gian quy định;

i) Phối hợp với phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên tổ chức thi, chấm thi tốt nghiệp.

3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành, nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa.

4. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo.

5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa.

6. Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Phân hiệu theo quy định.

7. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của Giám đốc; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa.

8. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Giám đốc.

B. TỔ CHỨC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN KHOA KINH TẾ

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn

Vị trí công việc

1

Trần Thị Thu Bình

Thạc sĩ Tài chính học

Phụ trách khoa

2

Bạch Thị Thu Cúc

Thạc sĩ Tài chính học

Phó trưởng khoa

3

Lâm Phan Vĩ Cơ

Thạc sĩ Tài chính học

Giảng viên

4

Dương Văn Tuấn

Cử nhân Kế toán

Giảng viên

5

Hoàng Văn Thành

Thạc sĩ Tài chính học

Giảng viên

C. NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO:

1. Hệ Cao đẳng:

- Kế toán doanh nghiệp

* Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

* Thời gian đào tạo từ 2,5 – 3,0 năm

* Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

2. Hệ Trung cấp:

- Kế toán doanh nghiệp

* Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS trở lên

* Thời gian đào tạo từ 1,5 – 2,0 năm

* Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển 

Khoa Kinh tế